GN - Theo đó, dự thảo xây dựng Trường Đại học Phật giáo Khangchendzonga (Khangchendzonga Buddhist University - KBU) tại bang Sikkim (Đông bắc Ấn Độ) vừa được Quốc hội nước này thông qua hồi cuối tháng 9.
GN - Theo đó, dự thảo xây dựng Trường Đại học Phật giáo Khangchendzonga (Khangchendzonga Buddhist University - KBU) tại bang Sikkim (Đông bắc Ấn Độ) vừa được Quốc hội nước này thông qua hồi cuối tháng 9.
Hồ nước lạ lùng này có lẽ là địa danh thu hút đông đảo khách du lịch Ấn Độ nhất rồi đấy. Nó được tạo ra từ một hố thiên thạch khổng lồ ở bang Maharashtra vào hàng chục ngàn năm trước. Cho đến nay kích thước của nó không hề thay đổi chút nào mà thay vào đó được bao phủ bởi nước, cây xanh tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, huyền bí và quyến rũ khó cưỡng lại được.
Nếu bạn là người yêu thích tìm hiểu về văn hóa và lịch sử, hãy mau làm một tour du lịch Ấn Độ đến tamil Nadu ngay. Khi vừa bước chân đến nơi đây, bạn sẽ ngỡ ngàng trước những công trình kiến trúc ấn tượng đặc sắc như cụm đền, khách sạn, dãy phố… Một số địa điểm tham quan cho tour Ấn Độ của bạn khi tới thành phố này như Madurai, Thanjavur, Mahaballipuram, Pondicherry… Bên cạnh đó, thành phố Tamil Nadu cũng là xứ sở của nhiều món ăn ngon mà bạn không thể nào bỏ lỡ khi đi du lịch Ấn Độ giá rẻ. Nơi đây cũng có tổ chức rất nhiều buổi trình diễn nghệ thuật rất đặc sắc nữa đấy các bạn ạ!
Du lịch Ấn Độ đến với vườn Quốc gia Kanha du khách sẽ được chiêm ngưỡng thế giới động vật phong phú, quý hiếm từ loài bò sát, loài dưới nước, côn trùng. Đây là một vườn quốc gia có môi trường hoang dã nhất thế giới. Đi tour du lich An Do đến với Kanha thực sự thu hút đối với những ai yêu thích khám phá thế giới động thực vật.
Du lịch Ấn Độ bạn sẽ được tận mắt thấy những công trình kiến trúc kỳ lạ và độc đáo của quốc gia Nam Á này. Cung điện Gió Hawa Mahal chính là một trong số đó. Toàn bộ cung điện được phủ một lớp sơn màu hồng vô cùng nổi bật, có thể nhìn thấy từ đằng xa. Cung điện Hawa Mahal có đến gần 1000 ô cửa sổ với những khung cửa có hình như tổ ong. Các khung cửa này đều được chạm khắc vô cùng tinh xảo và hút gió rất tốt.
Chuyến du lịch Ấn Độ không thể nào bỏ lỡ khám phá Kashmir một vùng đất thuộc tiêu rbang Jammuan Kashmir. Tour du lịch Ấn Độ đến với Kashmir du khách sẽ được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp tuyệt vời của một vùng đất thay đổi liên tục theo thời gian. Thực sự không ngoa, khi Kashmir đã từng được mệnh danh là thiên đường của trái đất. Du lich An Do đến Kashmir chúng ta còn được chiêm ngưỡng cảnh quan tươi đẹp của hồ Nagin, vườn Mugal…
Bạn khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác ngôi đền độc đáo và kỳ lạ đọ lại đền Meenakshi này. Ngôi đền này nằm ngay bên sông Vaigai và cũng được biết đến những một trong những địa điểm tham quan tour Ấn Độ tâm linh thiêng liêng hàng đầu đất nước Nam Á này.
Đền Meenakshi ra đời từ tận thế kỷ 14 với lối kiến trúc Hindu đặc trưng và để thờ Meenakshi - nữ thần Parvati xuất hiện trong Hindu giáo. Ngôi đền được làm từ hàng ngàn bức tượng nhỏ, đầy màu sắc và rất tinh xảo. không chỉ có khách du lịch Ấn Độ mà nhiều tín đồ trên thế giới đều đổ xô đến đây hàng năm.
Chắc chắn bạn không thể nào bỏ qua được mảnh đất Gujarat trù phú khi đi tour Ấn Độ. Cuộc sống nhộn nhịp sinh động của nơi đây sẽ cuốn bạn vào một vòng xoay của muôn vàn điều thú vị mà bạn phải trải qua trong đời một lần. Bên cạnh đó, ở Gujarat sở hữu rất nhiêu di tích, pháo đài cổ, công viên quốc gia… mà bạn không thể nào tham quan hết trong thời gian ngắn được. Bạn cũng có thể tham gia vào nhiều hoạt động ngoài trời thú vị như thể thao dưới nước, lễ hội truyền thống, leo núi…
Quần đảo này sở hữu rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ khác nhau bên bờ Đại Tây Dương. Khi đi tour Ấn Độ giá rẻ đến đây, bạn sẽ đắm chìm vào không gian biển đảo sinh động, tuyệt vời của nơi này. Những bờ cát trắng, làn nước xanh trong, mát rượi có thể thấy cả đấy, những khu rừng nhỏ xanh ươm… tất cả cùng tạo nên một thiên đường nghỉ dưỡng đích thực cho mọi du khách du lịch Ấn Độ.
Trên đây là tổng hợp những điểm đến hấp dẫn nhất trong chuyến du lịch Ấn Độ. Ngoài ra còn rất nhiều thứ hấp dẫn khác ở Ấn Độ đang chờ đợi bạn khám phá đó chính là những lễ hội như lễ hội chợ Goa, lễ hội Holi, lễ hội Diwali, lễ hội Sukjkun Mela,…Du lịch Ấn Độ thực sự đem lại rất nhiều cảm xúc cho các du khách. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không mau chuẩn bị làm một tour Ấn Độ ngay nào.
Sáng ngày 10/4, tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ”, do Hội hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ TP Hà Nội phối hợp với Bộ môn Ấn Độ học, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức, nhằm thúc đẩy hợp tác về giáo dục giữa hai nước, tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và giao lưu nhân dân Việt Nam-Ấn Độ.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Đại sứ Ấn Độ Subhash Prasad Gupta cho biết mối quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm giáo dục.
Ấn Độ nổi tiếng với hệ thống tri thức và giáo dục trải dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong quá khứ, các nhà sư và học giả Phật Giáo, bao gồm cả những người Việt, đã băng qua hàng ngàn dặm đường để đến Taxila, thánh địa của Phật giáo.
Theo ông Subhash Prasad Gupta, bất chấp những hạn chế về nguồn lực, Ấn Độ đã và đang chia sẻ kinh nghiệm phát triển, chuyên môn và kỹ thuật với các đối tác, trong đó có Việt Nam theo tinh thần “Vasudhaiva Kutumbakam” - thế giới là một gia đình.
Đất nước Nam Á này đã cấp hơn 200 học bổng và các khóa đào tạo cho du học sinh viên thông qua các cơ chế hỗ trợ song phương. Bên cạnh đó, Ấn Độ đã và đang xây dựng thêm nhiều cơ sở giáo dục cũng như hỗ trợ các trường học tại Việt Nam, chẳng hạn: thành lập Trung tâm Đào tạo Tiếng Anh Việt Nam-Ấn Độ (VICELT) tại Đà Nẵng vào năm 2007, tặng một chiếc máy tính hiệu năng cao cho Đại học Bách khoa Hà Nội vào năm 2013, hỗ trợ xây dựng một công viên phần mềm quân đội tại Đại học Viễn thông Nha Trang.
Các trường đại học giữa hai nước cũng phối hợp tổ chức hoạt động trao đổi sinh viên, tư vấn giáo dục, định hướng nghề nghiệp. Năm ngoái, Ấn Độ đã phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội chợ Giáo dục nhằm khuyến khích trao đổi kiến thức giữa các học viện hàng đầu của Ấn Độ và Việt Nam.
Bên cạnh đó, chính phủ hai bên cũng đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn: công nghệ, nông nghiệp, an ninh, …. Vào năm 2011, dưới sự hỗ trợ của Ấn Độ, trung tâm Nguồn lực Tiên tiến về công nghệ thông tin tại Hà Nội đã đi vào hoạt động. Phòng thí nghiệm phục hồi dữ liệu điện tử chống tội phạm công nghệ cao Indira Gandhi cũng được thành lập với khoản hỗ trợ 150.000 USD của Ấn Độ.
Tại buổi tọa đàm, đại biểu tham dự đã được lắng nghe các bài tham luận về hợp tác giáo dục Việt Nam-Ấn Độ, chính sách giáo dục quốc gia của Ấn Độ, những trải nghiệm học tập tại quốc gia này cũng như cơ hội việc làm của sinh viên bộ môn Ấn Độ học từ đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, chuyên gia từ các tổ chức giáo dục Ấn Độ.
Giám đốc Trung tâm Văn hóa Ấn Độ Swami Vivekananda, bà Monica Sharma đã giới thiệu về chương trình học bổng ICCR của Chính phủ Ấn Độ đến các sinh viên Việt Nam, giải đáp những thắc mắc, đồng thời đưa ra những lưu ý khi du học tại Ấn Độ.
Ông Subhash Prasad Gupta cho biết, với những tiến bộ hiện tại, Ấn Độ chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng cho các sinh viên Việt Nam. Hiện tại, quốc gia châu Á này giữ vị trí thứ hai về mạng lưới giáo dục đại học với hơn 1.000 trường đại học và hơn 42.000 trường cao đẳng, cung cấp nền giáo dục chất lượng với mức chi phí phải chăng.
Bà Phan Lan Tú, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ TP Hà Nội cho biết sự kiện là cơ hội để tăng cường tình hữu nghị, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Nhân dân hai nước. Bà mong muốn những ý kiến tại tọa đàm sẽ được Đại sứ quán Ấn Độ, các trường Đại học của Việt Nam quan tâm, qua đó góp phần tăng cường hợp tác về giáo dục Việt Nam-Ấn Độ, thúc đẩy giao lưu Nhân dân, cũng như tăng cường tình hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng. Người chỉ rõ nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục vì con người, có vai trò huấn luyện, bồi dưỡng, phát triển toàn diện con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ của nền giáo dục là “phải phục tùng đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế”(2). Giáo dục phải góp phần đào tạo ra được những người lao động mới. Đó là những người có lòng yêu nước nồng nàn, “trung với nước, hiếu với dân”, có đạo đức cách mạng trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và sức khoẻ để trở thành những người chủ tương lai của đất nước, “những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên”.
Với một tầm nhìn thời đại và tư duy toàn cầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những mục tiêu của giáo dục là “đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, phát triển toàn diện con người, thúc đẩy hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. “Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”; “Học để sửa chữa tư tưởng”; “Học để tu công đạo đức cách mạng”; “Học để tin tưởng”...
Muốn đạt được những mục tiêu đó, nội dung giáo dục phải toàn diện, phù hợp với tính chất của trường học dưới chế độ mới; phù hợp với đặc điểm Việt Nam trong bối cảnh chung của thế giới. Nội dung đó bao gồm cả văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp, các ngành nghề liên quan trực tiếp tới công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; các lĩnh vực an ninh, quốc phòng liên quan tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục phải có tính toàn diện, trong đó giáo dục đạo đức là gốc rễ, nền tảng. Trong thư gửi các em học sinh nhân ngày mở trường 24/10/1955, Người nhắn nhủ việc giáo dục gồm có:
- Thể dục: Để làm thân thể mạnh khoẻ, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung.
- Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới.
- Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.
- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công”.
Cả bốn nội dung trên của giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát lại trong hai chữ “tài” và “đức”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giáo dục, kiến thức là rất cần thiết, nhưng Người cũng chỉ ra rằng, đạo đức đóng vai trò quan trọng không kém. Người khẳng định: “Giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản... thì còn làm nổi việc gì?”.
Nói chuyện với cán bộ sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 21/10/1964, Người chỉ rõ: “Dạy cũng như học phải chú trọng đến cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”. Trong bức thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ và thanh niên ngày 31/10/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đối với Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công” .
ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG CHÂM, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC, XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC
Để đạt được mục tiêu đề ra và nội dung giáo dục trở thành hiện thực, cần phải có phương châm, phương pháp giáo dục đúng đắn, nhằm làm cho học sinh học tập, rèn luyện một cách tự giác và tích cực để tiếp thu được nội dung giáo dục, chuyển hoá nội dung giáo dục thành phẩm chất tốt đẹp của nhân cách.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi giáo dục là một mặt trận quan trọng, giáo dục cho tất cả mọi người và làm sao hướng tới cả dân tộc được học, mọi người được học Ý tưởng kiến tạo “nền giáo dục cho tất cả mọi người” đã được Hồ Chí Minh đề ra và luôn theo đuổi trên con đường cách mạng. Năm 1919, trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Véc-xây, Người nêu rõ điểm thứ 6 ghi rõ phải có quyền “Tự do học tập”(3) cho tất cả các giai tầng ở Việt Nam. Học tập, giáo dục không phải là đặc quyền của riêng một nhóm người nào, mà là quyền chung, quyền cơ bản của tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi, giới tính trong xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức gắn bó khăng khít với nhau, chỉ khi học đi đôi với hành, học tập kết hợp với lao động sản xuất thì người học mới rèn luyện được cả tri thức và kỹ năng, mới gắn tri thức với thực tiễn xã hội. Người chỉ rõ: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành...”(4).
Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Người nhấn mạnh “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, của trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm gương cho các em trước mọi việc”(5). Vì vậy, giáo dục phải kết hợp cả ba khâu giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Người nhận thấy, “trồng người” là sự nghiệp vẻ vang nhưng rất công phu, bền bỉ, khó khăn và phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng mới đạt kết quả tốt
Quan điểm kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội của Người đã trở thành phương châm giáo dục được các cấp quản lý và các cơ sở giáo dục cố gắng thực hiện. Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải nhận thức đúng đắn giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp, các ngành và toàn dân, kết quả giáo dục tuỳ thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực, sự giúp đỡ thiết thực và sự giác ngộ về trách nhiệm đối với giáo dục của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp và toàn xã hội. Để có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cần phát huy dân chủ, xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa nhà trường với nhân dân. Để gắn kết các yếu tố nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục cần chú trọng các phong trào thi đua. Người dành sự quan tâm chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào thi đua, như phong trào “Người tốt, việc tốt” trong toàn quốc, phong trào “Dạy tốt - học tốt” trong nhà trường, đề xuất công tác Trần Quốc Toản, phong trào “Kế hoạch nhỏ” cho các cháu thiếu niên và nhi đồng,.. nhằm tạo nên môi trường xã hội rộng lớn và thuận lợi cho công tác giáo dục.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nền giáo dục mới hướng vào các giá trị dân tộc, nhân văn, đồng thời kết hợp chặt chẽ với những tinh hoa văn hóa nhân loại. Nền giáo dục đó phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cách mạng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước, do đó khi tình hình thực tiễn có sự thay đổi thì nền giáo dục cũng phải có sự điều chỉnh, đổi mới cho hợp với hoàn cảnh mới.
ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dạy học nhằm phát triển trí tuệ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Trong giáo dục, người học bao giờ cũng là trung tâm, Hồ Chí Minh luôn lưu ý những người dạy, những nhà giáo phải chú ý tới đặc điểm của đối tượng, phải “đóng giầy theo chân”, không phải “khoét chân cho vừa giầy”. Điều này đòi hỏi người thầy phải bám sát, hiểu rõ đặc điểm đối tượng người học từ đó có phương pháp dạy phù hợp nhằm đảm bảo tính vừa sức. Người nhiều lần bày tỏ quan điểm chống lại cách dạy, cách học không hướng vào sự phát triển của người học, không kích thích sự suy nghĩ trong học tập. Người yêu cầu phải tránh lối dạy nhồi sọ. Người thầy cần phải có phương pháp dạy sao cho phát huy tốt tính chủ động, sáng tạo của người học. Cần phải thực hành dân chủ trong giáo dục. Đối với mọi vấn đề “thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho thông suốt”(6). Đây là quan điểm mới trái ngược với phương pháp giáo dục nhồi sọ, áp đặt của chế độ thực dân, phong kiến.
Hồ Chí Minh rất chú trọng đến tính thiết thực của việc dạy. Người nhiều lần nhắc nhở phải tránh lối dạy học ôm đồm, chạy theo số lượng, chạy theo thành tích,vừa không đạt hiệu quả đặt ra, vừa gây tốn kém, lãng phí cả về thời gian, công sức và tiền của. Người cho rằng giáo dục phải bảo đảm tính vừa sức, phải căn cứ vào đặc điểm của đối tượng, trình độ, năng lực và tâm lý người học, không nên tham nhiều sẽ tạo tâm lý chán nản, không hứng thú trong học tập, vì thế sẽ không phát triển trí tuệ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học
Trong toàn bộ di sản tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng về tự học, đặc biệt là tấm gương mẫu mực tự học và học suốt đời của Người là bài học vô cùng quý giá đối với các thế hệ người Việt Nam, vấn đề cơ bản nhất, nổi bật nhất là vấn đề xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (năm 1947), khi nói về công tác huấn luyện cán bộ, Người đã có những chỉ dẫn xác đáng “Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”(7). Sau này, khi nói về công tác huấn luyện và học tập (năm 1950), Người lại nhấn mạnh: “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học”(8). Những lời dạy ngắn gọn của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm nổi bật lên tính cần thiết của việc tự học và mối liên hệ khăng khít của các chủ đề tham gia vào quá trình tự học.
Học tập là công việc đòi hỏi mỗi người phải luôn tự trau dồi kiến thức của mình qua nhiều hình thức học tập đa dạng, học mọi nơi, mọi lúc. Hồ Chí Minh lưu ý: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhay và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn”(9). Với Người học tập là một sống việc suốt đời, là một nhiệm vụ cách mạng. Xã hội ngày càng phát triển, công việc ngày càng nhiều, máy móc ngày càng tinh xảo, để không lạc hậu, không bị đào thải, phải không ngừng học tập. Người khẳng định “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy phải học thêm”(10). Sự học là vô cùng vì “dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải mình trước”(11).
LUÔN ĐỀ CAO VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ THẦY CÔ GIÁO
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi thầy giáo, cô giáo phải là những người chiến sĩ trên mặt trận giáo dục; là “những người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh”. Người luôn có sự tin tưởng và mong muốn các thế hệ học sinh không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện tốt để mai sau trở thành những người có ích cho Tổ quốc.
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9/1945, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năn châu hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”(12). Lời dạy của Người đã hiệu triệu, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ hàng triệu thầy giáo, cô giáo và các em học sinh trên cả nước tích cực thi đua dạy tốt- học tốt; trở thành chỉ dẫn mang tính chân lý phát triển của Việt Nam từ một nước nông nghiệp, lạc hậu, bị thực dân, đế quốc đàn áp, bóc lột đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây chính là một lời khẳng định của Người về vị trí, vai trò to lớn của giáo dục.
Theo Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ những nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi vì “nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục, phải xây dựng đội ngũ những người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo. Đó là những người yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng “khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ”. Phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; chủ động thích ứng với điều kiện và đối tượng trong quá trình dạy - học hiện nay. Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy “người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình”. Người dẫn lại câu nói của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”, và lời dạy của Lênin: “Học, học nữa, học mãi” để nhấn mạnh rằng người huấn luyện nào tự cho mình là đã biết đủ rồi thì người đó dốt nhất.
Người luôn nhắc nhở các nhà giáo và cán bộ quản lý phải thanh liêm, trung thực, biết đặt lợi ích của đất nước, của nhà trường lên trên lợi ích cá nhân: “Cô giáo, thầy giáo trong chế độ ta cần phải góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phải có chí khí cao thượng, phải “tiên ưu hậu lạc” nghĩa là khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Đây là đạo đức cách mạng”(13) và “Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho”(14) …
Bên cạnh việc nêu lên những điều mà nhà giáo phải làm cho tốt, Người còn dặn dò các thầy, cô giáo và cán bộ quản lý không được đánh mất phẩm chất của mình, dù hoàn cảnh nào cũng phải là tấm gương cho học sinh noi theo, tránh thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống thực tế, lười biếng trong học tập và nâng cao trình độ; thái độ kèn cựa địa vị, xem nhẹ công việc của mình, thiếu tinh thần xây dựng tập thể… và quyết tâm: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”(15).
Có thể khẳng định, những quan điểm sáng tạo, tấm gương về tự học và học tập suốt đời và đổi mới về giáo dục của Hồ Chí Minh chính là nền tảng tư tưởng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong 35 năm đổi mới và tiếp tục được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục và đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài...”(16) và “xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đầu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
(1) (12) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011, t.4, tr. 7, 187, 35.
(2) (11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.647, 266.
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.469.
(4) (7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.684, 253, 235, 235, 312.
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.175.
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđđ, t.9, tr.266.
(8) (9) (10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđđ, t.6, tr. 360, 361, 361.
(13) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđđ, t.14., tr.403
(14) (15) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđđ, t.15, tr.507, 507
(16) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t. II, tr.338.