Học Phí Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Học Phí Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Công nghệ thực phẩm là một trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm của TP.HCM với nhu cầu nguồn nhân lực vô cùng lớn. Tuy nhiên, hiện số trường đào tạo đảm chuẩn chất lượng như trường đại học bách Khoa ĐHQG TPHCM chưa nhiều, khiến cho số lượng sinh viên ra trường hàng năm “cung không đủ cầu”. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Học Công nghệ thực phẩm tại đại học Bách Khoa có gì đặc biệt? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Công nghệ thực phẩm là một trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm của TP.HCM với nhu cầu nguồn nhân lực vô cùng lớn. Tuy nhiên, hiện số trường đào tạo đảm chuẩn chất lượng như trường đại học bách Khoa ĐHQG TPHCM chưa nhiều, khiến cho số lượng sinh viên ra trường hàng năm “cung không đủ cầu”. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Học Công nghệ thực phẩm tại đại học Bách Khoa có gì đặc biệt? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Ngành Công nghệ thực phẩm tại HCMUT

Tại Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM, ngành Công nghệ thực phẩm thuộc nhóm ngành Hóa – Thực phẩm – Sinh học. Dành cho các bạn sinh viên có đam mê và sở thích về công nghệ sản xuất những sản phẩm thực phẩm ở quy mô công nghiệp. Sinh viên sẽ được học các môn cốt lõi về kỹ thuật, khoa học thực phẩm, công nghệ,… và các môn học lựa chọn liên quan đến công nghệ chế biến thực phẩm như: sữa và sản phẩm từ sữa, sản phẩm thủy sản, đường và bánh kẹo, thịt và các sản phẩm từ thịt,…..

Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ trở thành kỹ sư có tay nghề cao, năm bắt được công nghệ và kỹ thuật sản xuất thực phẩm hiện đại. Sinh viên cũng có thể thiết kế sản phẩm thực phẩm, thiết kế quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng quy trình và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn có thể triển khai và vận hành sản xuất thực phẩm ở quy mô công nghiệp.

Chương trình đào tạo Công nghệ thực phẩm của đại học Bách Khoa đã được tổ chức IFT Hoa kỳ công nhận đáp ứng các tiêu chuẩn về giáo dục đại học với các tiêu chí đặc thù riêng dành cho các ngành liên quan đến công nghệ thực phẩm. Đây cũng là chương trình đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng nhận này của IFT. Vậy chương trình này có điểm mạnh gì?

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm đại học Bách khoa thực hành đánh giá cảm quan

Thứ nhất, chương trình sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức vững chắc về kỹ thuật thực phẩm. Từ đó, sinh viên có thể quản lý sản xuất tốt và vận hành tốt dây chuyền sản xuất tại các nhà máy.

Thứ hai, chương trình cung cấp những kiến thức nền tảng và chuyên ngành mạnh về khoa học thực phẩm. Nhờ đó, sinh viên ra trường sẽ vận dụng chúng vào trong nghề nghiệp, đưa ra những giải pháp công nghệ hợp lý để xử lý các vấn đề trong sản xuất và thiết kế sản phẩm mới. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có kiến thức để đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng và an toàn của thực phẩm.

Thứ ba, sinh viên sẽ được cung cấp nền tảng công nghệ vững chắc, bao gồm cả công nghệ truyền thống và hiện đại, các nguyên lý công nghệ cốt lõi để giúp người học có thể giải quyết hiện quả những vấn đề công nghệ trong nhà máy.

Thứ tư, sinh viên được rèn luyện phong cách năng động, tự tin và phương pháp tiếp cận vấn đề hiệu quả. Từ đó, có khả năng tự học tập, rèn luyện bản thân và nâng cao kiến thức trọn đời.

Ngoài chương trình đào tạo chuẩn, đại học Bách Khoa còn có chương trình chất lượng cao với ngôn ngữ giảng dạy 100% bằng tiếng Anh. Chương trình đào tạo về cơ bản sẽ giống chương trình bằng tiếng Việt, được học thêm một số môn tham khảo chương trình nước ngoài, do các giáo sư đại học đối tác trực tiếp giảng dạy. Mỗi năm hệ đào tạo chất lượng cao sẽ tuyển 20 sinh viên và đầu vào không yêu cầu tiếng Anh, sinh viên sẽ có thời gian học tăng cường sau khi trúng tuyển.

Giảng viên giảng dạy đều là những thầy cô giỏi của trường, ngoài ra còn có những giảng viên đến từ các trường đại học đối tác nước ngoài. Môi trường học tập đạt chuẩn quốc tế, cơ sở vật chất tiện nghi, phòng học máy lạnh, wifi, khu vực tự học, trang thiết bị là tốt nhất. Bên cạnh chương trình học chính, sinh viên còn được học về kỹ năng mềm, nghệ thuật, đặc biệt là học kỳ Pre – University cực kỳ nhiều hoạt động.

Tổng quan ngành Công nghệ thực phẩm

Công nghệ thực phẩm có tên tiếng Anh là Food Technology. Đây là một ngành chuyên nghiên cứu  về lĩnh vực chế biến nông sản và bảo quản. Ngành học có  ứng dụng thực tiễn cao trong đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ăn, uống… Ngành học được mở ra với mục đích  nghiên cứu các phương pháp, các công nghệ hiện đại để tối ưu hóa dinh dưỡng trong sinh hoạt, nâng cao giá trị cuộc sống của con người.

Ngành Công nghệ thực phẩm tập trung đào tạo các kiến thức về sinh học; hóa học,vệ sinh an toàn thực phẩm;  đánh giá chất lượng thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, phương pháp chế biến thực phẩm… Nghiên cứu, sáng tạo và vận hành các dây chuyền sản xuất thực phẩm hiện đại; quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.

Ngoài ra, các bạn sẽ được học chuyên sâu về công nghệ đông lạnh thủy sản, công nghệ chế biến thịt cá, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến đường và đồ uống, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, …

Bên cạnh đó, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?

Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên nghiên cứu về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản. Ngành học này sẽ ứng dụng nhiều trong lĩnh vực ăn uống, an toàn thực phẩm, tối ưu hóa dinh dưỡng và phục vụ nhu cầu ăn uống của công đồng.

Sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức về hóa học, sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, đánh giá chất lượng thực phẩm, nguyên liệu chế biến, phương pháp chế biến thực phẩm,…. Ngoài ra còn cách thiết kế, nghiên cứu, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất, tổ chức quản lý và điều hành sản xuất – kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm

Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm của HCMUT

Những năm gần đây, các kỹ sư tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm của đại học Bách Khoa TPHCM luôn nhận được sự quan tâm của nhà tuyển dụng và đảm nhận vị trí chủ chốt trong ngành sản xuất thực phẩm. Sinh viên có thể làm việc ở các vị trí như: kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm, vận hành sản xuất thực phẩm, phân tích chất lượng và an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm, phụ trách dinh dưỡng thực phẩm, quản lý an toàn thực phẩm,….

Nơi làm việc đa dạng: phòng thí nghiệm của nhà máy, bộ phận đảm bảo chất lượng, bộ phận vận hành – quản lý nhà máy và phân xưởng sản xuất, phòng thí nghiệm tại các cơ quan quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, giảng dạy tại các viện – cơ sở đào tạo về công nghệ sản xuất thực phẩm, tự kinh doanh thực phẩm và nguyên liệu, phụ liệu sản xuất thực phẩm,….

Những doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng kỹ sư Công nghệ thực phẩm tại HCMUT như: Masanfood, Nestlé, Tân Hiệp Phát, Dutch Lady, Kinh Đô, Acecook, Nam Dương, Vissan, Vinacafe,….

Trên đây là những thông tin cần biết về ngành Công nghệ thực phẩm tại trường đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong kỳ tuyển sinh đại học sắp tới!

Tên chương trình: Công nghệ Thực phẩm (Food Technology)

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Ngành: Công nghệ thực phẩm

- Thạc sĩ kỹ thuật (đối với định hướng ứng dụng)

- Thạc sĩ khoa học (đối với định hướng nghiên cứu)

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Đào tạo đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn vững, có thể làm chủ các lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan đến kỹ thuật thực phẩm, công nghệ thực phẩm; có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở ngành vững chắc, kiến thức chuyên môn trình độ cao, có kỹ năng thực hành tốt; có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế-xã hội, giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành công nghệ thực phẩm trong môi trường nghiên cứu và sản xuất.

Thạc sĩ kỹ thuật tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội phải có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những công việc khác nhau của ngành Công nghệ Thực phẩm, có khả năng làm việc độc lập

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để có khả năng làm việc trong tập thể đa ngành, đáp ứng đòi hỏi của các đề án công nghiệp liên quan tới nhiều ngành khác nhau.

4. Năng lực thiết kế, nghiên cứu phát triển sản phẩm của ngành Công nghệ Thực phẩm trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường thực tế.

Thạc sĩ khoa học tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực rộng của ngành Công nghệ Thực phẩm để có khả năng làm việc độc lập

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp: phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích tốt; hòa nhập được trong môi trường quốc tế

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và hội nhập trong môi trường quốc tế

4. Khả năng tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và tự nghiên cứu khoa học. Khả năng tìm tòi các vấn đề thực tiễn, vận dụng kiến thức và các thành tựu khoa học kỹ thuật sáng tạo để giải quyết các vấn đề thực tế.