Định Mức Dự Toán Xây Dựng Là Gì

Định Mức Dự Toán Xây Dựng Là Gì

Dự toán Xây dựng là gì ? Là tài liệu xác định tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công, bao gồm: giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng

Dự toán Xây dựng là gì ? Là tài liệu xác định tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công, bao gồm: giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng

b. Các quy định cụ thể về dự toán sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công

- Dự toán xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công

được phê duyệt theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 của Luật này là cơ sở xác định giá gói thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng.

- Dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

+ Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng

+ Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;

+ Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Các quy định về việc thẩm định dự toán xây dựng công trình điều chỉnh được quy định cụ thể tại Điều 13, Nghị định 10/2021/NĐ-CP, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong các bài viết tiếp theo.

Dự toán xây dựng công trình là gì?

Khoản 1, Điều 135, Luật Xây dựng năm 2014 quy định dự toán xây dựng là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.

Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 11, Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ quy định chi tiết hơn về khái niệm dự toán công trình như sau:

"Điều 11. Nội dung dự toán xây dựng công trình

1. Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng."

Từ các quy định trên, có thể hiểu dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng), yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.

a. Thế nào là vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công

Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. (quy định tại Khoản 22, Điều 3, Luật Đầu tư công năm 2019).

Khoản 44, Điều 4, Luật Đấu thầu năm 2013 quy định vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

Dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng bao gồm vốn đầu tư công.

Nội dung dự toán xây dựng công trình

Nội dung dự toán xây dựng công trình được quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, bao gồm:

Bao gồm chi phí xây dựng các công trình và hạng mục công trình của dự án; công trình và hạng mục công trình tạm, phụ trợ phục vụ thi công; chi phí phá dỡ các công trình không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình và thiết bị công nghệ (nếu có); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có).

Chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng. Chi tiết được quy định tại Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP.

Chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng. Chi tiết được quy định tại Điều 31 Nghị định 10/2021/NĐ-CP.

Bao gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng như chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí di chuyển máy và thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công; và các chi phí khác không thuộc các danh mục chi phí đã nêu ở trên.

Chi phí dự phòng: Bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng và công việc phát sinh cũng như chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

(Theo điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP)

Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng khi cần thiết. Tổng dự toán bao gồm các dự toán xây dựng công trình, chi phí tư vấn, chi phí khác, và chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.

Các chi phí khác trong xây dựng

Dự toán xây dựng công trình của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công đã phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), cụ thể như sau:

– Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) khi:

–  Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;

– Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Trong đó, dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. Các nội dung liên quan đến phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 13  Nghị định 10/2021/NĐ-CP.

Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.

Chủ thể điều chỉnh dự toán xây dựng các dự án sử dụng vốn khác

Khoản 5, Điều 135, Luật Xây dựng năm 2014 quy định việc điều chỉnh dự toán xây dựng các dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư quyết định.

Dự toán xây dựng trong trường hợp dự án có nhiều công trình.

Căn cứ tại Khoản 3, Điều 11, Nghị định 10/2021/NĐ-CP, đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng