Mùa nắng nóng, nền nhiệt cao hơn mức trung bình có thể khiến các con vật trung gian truyền bệnh dại phổ biến như chó thường không hoạt động trong những tháng lạnh, có xu hướng hoạt động tích cực hơn. Điều này làm tăng cơ hội tiếp xúc giữa động vật bị nhiễm bệnh và không bị nhiễm bệnh, cả trong và giữa các loài, đặc biệt là sự tiếp xúc giữa chó dại với con người, bởi chó là loài động vật gần gũi, quen thuộc với con người trên toàn cầu. Nếu bị chó dại cắn có nguy hiểm đến tính mạng không? Tiêm phòng dại sau khi bị chó dại cắn có còn hiệu quả không?
Mùa nắng nóng, nền nhiệt cao hơn mức trung bình có thể khiến các con vật trung gian truyền bệnh dại phổ biến như chó thường không hoạt động trong những tháng lạnh, có xu hướng hoạt động tích cực hơn. Điều này làm tăng cơ hội tiếp xúc giữa động vật bị nhiễm bệnh và không bị nhiễm bệnh, cả trong và giữa các loài, đặc biệt là sự tiếp xúc giữa chó dại với con người, bởi chó là loài động vật gần gũi, quen thuộc với con người trên toàn cầu. Nếu bị chó dại cắn có nguy hiểm đến tính mạng không? Tiêm phòng dại sau khi bị chó dại cắn có còn hiệu quả không?
Khi bị chó mèo cắn được coi là một trường hợp điều trị dự phòng bệnh dại khẩn cấp. Nạn nhân cần được rửa ngay vết thương bằng nước và xà phòng (hoặc các chất như dầu gội – sữa tắm), bôi các chất sát khuẩn như cồn – cồn iot và đến ngay các điểm tiêm chủng gần nhất để được các bác sỹ tư vấn tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại
Thời điểm tốt nhất là trong vòng 6 giờ đầu tiên sau khi bị chó mèo cắn. Tuy nhiên, nếu bạn không biết thông tin bị chó cắn phải tiêm vaccine dại dẫn đến việc bị trễ, thì nên đi tiêm ngay khi nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh dại, TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương nhấn mạnh.
Ngoài ra, khi bị cắn, tuyệt đối không dùng các chất kích thích đắp vào vết thương như ớt bột, nước ép, nhựa cây, axit hoặc kiềm. Không băng bó, đắp thuốc kín vết thương.
Sau khi tiêm phòng chó dại cắn, người bệnh cần lưu ý:
Với những người tiêm vắc xin để điều trị dự phòng sau khi bị chó dại cắn, việc quan trọng là phải theo dõi sát tình hình sức khỏe. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn.
Tóm lại, tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là không. Bệnh dại ở người là bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Tiêm vắc xin phòng dại là cách duy nhất để phòng bệnh. Trong những trường hợp cần thiết, hãy tiêm phòng kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình.
Bị chó mèo cắn nhưng con vật được tiêm phòng thì có cần tiêm vaccine phòng dại không?
Số ca tử vong do bệnh dại tăng đáng kể trong vài tháng trở lại đây. Để phòng ngừa bệnh dại, cách duy nhất là tiêm vaccine phòng dại. Nhiều người đặt câu hỏi bị chó mèo cắn và con vật đó đã tiêm phòng rồi thì người bị cắn có phải tiêm phòng không?
Tiêm vaccine phòng dại là cách duy nhất để thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm chết người này.
Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người chủ yếu thông qua việc bị chó mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc như chăm nuôi con vật bị dại.
Nhiều người có tâm lý chủ quan coi nhẹ vấn đề khi bị mèo cào. Tuy nhiên khoa học đã ghi nhận bệnh dại có thể truyền qua vết cào xước của mèo. Tuyến nước bọt làm lây lan bệnh dại từ con vật này sang con vật khác cũng như con người. Những vết cào xước của mèo bị dại lên người sẽ rất nguy hiểm, vì mèo thường có thói quen liếm móng vuốt của chúng.
Thời gian ủ bệnh của virus dại trong cơ thể người kể từ thời điểm bị tấn công có thể trong khoảng từ 5 ngày cho tới hơn 1 năm, mặc dù thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 2 - 3 tháng.
100% trường hợp đã bị lên cơn dại sẽ dẫn đến tử vong, không có thuốc nào có thể cứu chữa được. Bởi vậy, cần sử dụng vaccine phòng dại càng sớm càng tốt ngay sau khi bị cắn để tạo miễn dịch chủ động giúp cơ thể ngăn chặn virus dại tấn công hệ thần kinh trung ương.
Có thể nói, vaccine phòng dại ra đời là bước tiến nhảy vọt của y học hiện đại cứu sống hàng triệu người trên thế giới thoát khỏi tử vong do bệnh dại.
Cần khẳng định rằng, người bị chó đã tiêm phòng dại cắn vẫn cần được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng vắc-xin dại. Việc đánh giá tình trạng động vật tại lúc tấn công người và trong 10 ngày tiếp theo đó cần được thực hiện với cả động vật đã tiêm phòng dại hoặc chưa tiêm phòng dại. Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có các nội dung điều trị dự phòng khác nhau:
Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:
– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.
– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm
– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI
1. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - TP QUẢNG NGÃI
- Địa chỉ: 755 Võ Nguyên Giáp, Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi
https://goo.gl/maps/sMCgjHnkXpmBL4DR8
2. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - BÌNH SƠN
- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn
- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A
3. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT
- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn
- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6
4. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ
- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi
- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8
Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc - Hotline: 0327808086
Bệnh dại là bệnh từ chó mèo lây sang người vô cùng nguy hiểm. Căn bệnh này ngày nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu bệnh đã khởi phát, dù là ở động vật hay con người, tỷ lệ tử vong dường như là 100%. Vì không có thuốc đặc trị nên cách duy nhất để phòng ngừa mắc bệnh là tiêm phòng. Nhiều người vẫn ngần ngại với việc này vì chưa biết tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không?
– Liều cơ bản: Vào các ngày N0 – N7 – N21 (hoặc N28).
– Liều nhắc 1 năm sau liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 5 năm*.
– Liều cơ bản: Vào các ngày N0 – N7 – N21 (hoặc N28).
– Liều nhắc 1 năm sau liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 5 năm*.
(*) Dành cho người có nguy cơ cao như nhân viên làm trong phòng thí nghiệm về nghiên cứu hay sản xuất liên quan đến Dại, bác sỹ thú y, người thám hiểm hang động, người điều khiển thú và người gác rừng trong vùng có bệnh dại ở động vật…
– Tiêm 3 liều(*): vào các ngày N0 – N3 – N7
– Tiêm 5 liều (**) vào các ngày N0 – N3 – N7 – N14 – N28
Lịch tiêm đặt biệt: 4 liều theo lịch: 2 mũi N0 (ở 2 bên chi) – N7 – N21
Lịch tiêm đặc biệt áp dụng trong trường hợp: Không có sẵn huyết thanh kháng dại tại điểm tiêm vắc xin và xa nơi tiêm huyết thanh kháng dại mà người bị thương chưa thể tiếp cận ngay.
– Tiêm 2 mũi/1 lần x 3 lần (*): vào các ngày N0 – N3 – N7
– Tiêm 2 mũi/1 lần x 4 lần (**): vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28
(*) Con vật sống khỏe mạnh sau 10 ngày theo dõi
(**) Con vật chết, bệnh, không theo dõi được trong vòng 10 ngày
Đi tiêm vắc xin dại ngay sau khi bị động vật cắn hoặc càng tiêm càng sớm càng tốt.
Có thể phải kết hợp tiêm vắc xin dại với huyết thanh kháng dại (tùy thuộc vào vết thương, tình trạng sức khỏe của người bị cắn, tình trạng con vật tại thời điểm cắn và trong vòng 10 ngày theo dõi…)
– Tiêm 2 mũi vào các ngày N0 – N3. Có thể tiêm đường bắp (0,5 ml/1 mũi) hoặc tiêm trong da (0,1 ml/1 mũi).
Trong trường hợp trẻ bị chó cắn, thường không sử dụng mũi tiêm uốn ván, trừ khi vết thương có dấu hiệu bị nhiễm bẩn với đất, tình trạng vết thương hở, sâu, nặng và trẻ chưa từng tiêm phòng uốn ván trước đó. Phác đồ tiêm uốn ván cho trẻ sau khi bị chó cắn như sau:
– Mũi 2: 1 tháng sau khi tiêm mũi 1
– Mũi 3: 2 tháng sau khi tiêm mũi 2
– Mũi 4: 1 năm sau khi tiêm mũi 3
– Mũi nhắc: Tiêm nhắc lại sau mỗi 5 năm để bổ sung kháng thể
– Nếu đã tiêm 4 mũi trước đó: Không cần tiêm
– Tiêm nhắc lại sau mỗi 5 năm để bổ sung kháng thể
Khi bị chó dại cắn, cần giữ bình tĩnh để tránh tình huống trở nên tệ hơn và giảm nguy cơ chó tiếp tục tấn công. Tiến hành kiểm tra vết thương để đánh giá mức độ tổn thương và cầm máu, đồng thời rửa sạch vết thương bằng nước lạnh và xà phòng, loại bỏ các dị vật như da chết, đất, lông. Sử dụng thuốc sát trùng như cồn, oxy già để làm sạch vết chó cắn và sát khuẩn. Nếu vết thương chảy máu, cần cầm máu bằng cách đặt miếng gạc y tế và nén cho đến khi máu ngừng chảy. Nhờ người bắt nhốt chó sau khi cắn và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, sơ cứu và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm kịp thời.
Để phòng tránh lây nhiễm bệnh dại, dù cho có bị chó đã tiêm phòng dại cắn thì nạn nhân cũng cần được hướng dẫn cách dự phòng bệnh dại bằng cách xử lý vết thương đúng cách và tiêm vắc-xin dại theo đúng phác đồ.