Theo một cuộc khảo sát năm 2015 về điều kiện kinh doanh của các công ty Nhật Bản tại Châu Á và Châu Đại Dương, YasuzumiHirotaka, Trưởng đại diện của Tổ chức ngoại thương Nhật Bản(JETRO) tại TP.HCM, cho biết 58,8% các doanh nghiệp Nhật Bản kiếm được lợi nhuận tại Việt Nam năm 2014, giảm3,5% điểm so với một năm trước đó,trong khi 26,2% thua lỗ, tăng 1,3% điểm so với cùngkỳ năm trước.
Theo một cuộc khảo sát năm 2015 về điều kiện kinh doanh của các công ty Nhật Bản tại Châu Á và Châu Đại Dương, YasuzumiHirotaka, Trưởng đại diện của Tổ chức ngoại thương Nhật Bản(JETRO) tại TP.HCM, cho biết 58,8% các doanh nghiệp Nhật Bản kiếm được lợi nhuận tại Việt Nam năm 2014, giảm3,5% điểm so với một năm trước đó,trong khi 26,2% thua lỗ, tăng 1,3% điểm so với cùngkỳ năm trước.
Passport (hộ chiếu) Việt Nam do chính phủ Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam.
Theo Luật Quốc tịch Việt Nam (đã sửa đổi) được thông qua ngày 24/6/2014, quy định: công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài được phép giữ quốc tịch Việt Nam. Mỹ cũng không cấm việc duy trì quốc tịch thứ 2.
Do đó, hiện nay có rất nhiều người Việt Nam tại Mỹ có thêm giải pháp giữ quốc tịch Việt Nam và Mỹ đồng thời (còn gọi là song tịch) thông qua việc tiến hành gia hạn Passport Việt Nam tại Mỹ tại các Lãnh sự quán Việt Nam.
Trẻ em sinh ra tại Mỹ có cha hoặc mẹ là người Việt Nam cũng có thể làm Passport Việt Nam tại Mỹ để tận hưởng quyền lợi song tịch.
Việc gia hạn Passport Việt Nam tại Mỹ sẽ mang lại các quyền lợi đặc biệt sau đây cho kiều bào Việt Nam ở Mỹ khi có việc cần phải về lại Việt Nam:
Quyền lợi dành cho kiều bào ở Mỹ khi sở hữu Passport Việt Nam
Là người hoạt động trong lĩnh vực y tế đã lâu nhưng chỉ đến khi Covid-19 xuất hiện, ông Phan Quốc Việt mới được nhiều người biết đến với bộ kit thử xét nghiệm Covid-19 Made in Vietnam.
Ngày 3/6/2021, CTCP Tập đoàn Vingroup đã thành lập CTCP Công nghệ sinh học Vinbiocare (Vinbiocare) với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu.
Trong đó tập đoàn Vingroup chiếm 69% cổ phần, bà Phan Thu Hương nắm giữ 1%, ông Phan Quốc Việt nắm giữ 30%. Chủ tịch HĐQT của công ty là bà Mai Hương Nội, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.
Vingroup ‘bắt tay’ với Việt Á thành lập Vinbiocare.
Gây chú ý ở đây là người nắm giữ 30% cổ phần trong Vinbiocare - ông Phan Quốc Việt là Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của CTCP Công nghệ Việt Á (Viet A Corp). Câu hỏi được đặt ra: Ông Phan Quốc Việt là ai và tại sao lại được Tập đoàn Vingroup tìm đến hợp tác
"Ông trùm" kín tiếng trong ngành y tế nhờ COVID-19 mới được "lộ diện"
CTCP Công nghệ Việt Á được biết đến lần đầu tiên với tư cách là đơn vị tư nhân hợp tác với Học viện Quân Y sản xuất thành công kit thử xét nghiệm COVID-19 "made in Vietnam", với tập khách hàng gồm nhiều bệnh viện lớn và là một trong số các công ty do vị doanh nhân thế hệ 8x Phan Quốc Việt đứng đầu.
Dù làm trong mảng B2B (Business To Business - hình thức buôn bán, kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp) đã lâu, song chỉ đến khi COVID-19 xuất hiện, ông Phan Quốc Việt hay Việt Á mới chính thức được "bước ra ánh sáng".
Tháng 3/2020, CTCP Công nghệ Việt Á của doanh nhân Phan Quốc Việt đã hợp tác với Học viện Quân Y sản xuất thành công kit thử xét nghiệm COVID-19 "made in Vietnam" giúp Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới phát triển được các bộ kit xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2.
Cận cảnh bộ kit phát hiện nCoV.
Đây là bộ kit chuẩn đoán SARS-CoV-2 đầu tiên tại Việt Nam, được Bộ Y tế cấp số đăng ký. Năng lực sản xuất của Việt Á khoảng 30.000 kit xét nghiệm/ngày.
Nhận định về thành công này, ông Phan Quốc Việt cho biết: "Dự án thành công là nhờ sự cố gắng của 3 bên: Cơ quản lý - Bộ Khoa học công nghệ, phụ trách công nghệ - Viện Quân Y và đơn vị sản xuất - Việt Á. Vài chục con người của cả ba bên nhiều lúc phải tương tác với nhau từ 6 giờ sáng đến 3 giờ sáng hôm sau.
Thậm chí, nhân viên công ty còn chấp nhận hoãn nhận lương vì tài chính đổ vào dự án rất nhiều. 20 nhân sự Việt Á làm đến 2 – 3 giờ sáng nhưng không ý kiến gì, vì họ biết mình có trách nhiệm với cộng đồng".
Hệ sinh thái và tệp khách hàng đồ sộ của Việt Á
Theo tìm hiểu trên website của công ty, CTCP Công nghệ Việt Á (Việt Á), tên cũ: CTCP Thương mại - Sản xuất và Dịch vụ Việt Á, được thành lập vào tháng 2/2007. Tháng 10/2017, Việt Á đã tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ lên 1.000 tỷ đồng, toàn bộ là cổ phần phổ thông từ nguồn vốn tư nhân.
Cổ phần của đơn vị này có sự khác biệt khi mệnh giá lên đến 1 triệu đồng/cổ phần (mệnh giá thông thường là 10.000 đồng/cp), theo đó công ty có 1 triệu cổ phần.
Ông Phan Quốc Việt, người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc CTCP Công nghệ Việt Á.
Việt Á đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại số 372A/8 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP. HCM. Người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc của Việt Á là ông Phan Quốc Việt (SN 1980).
Trên trang chủ, Việt Á tự giới thiệu là một công ty chuyên về lĩnh vực sinh học phân tử, sở hữu đội ngũ chuyên môn có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực này.
Đội ngũ chuyên môn của công ty là nhóm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công và đưa vào thương mại từ rất sớm các kit sử dụng kỹ thuật realtime PCR và lai phân tử. Toàn bộ hoạt động của công ty đều đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 13485:2016.
Hiện Việt Á có 3.000 khách hàng, thực hiện 1.500 dự án và 1.000 nhân viên, vốn điều lệ khoảng 1.000 tỷ đồng, được nâng lên vào năm 2017. Danh mục khách hàng của Việt Á là các bệnh viện lớn trải dài khắp cả nước.
Ngoài trang thiết bị chuyên dụng cho ngành y tế , họ còn có mảng kinh doanh đồ gia dụng gần gũi với người tiêu dùng hơn cùng thương hiệu Healthy Life.
Healthy Life thuộc Công ty Việt Á sản xuất và phân phối khẩu trang, nước rửa tay khô, máy xông tinh dầu, tinh dầu tự nhiên. Ảnh chụp màn hình
Ngoài ra, Việt Á cũng là nhà thầu y tế quen mặt, trúng nhiều gói thầu tại các bệnh viện lớn trên cả nước, bao gồm: Gói thầu cung ứng hóa chất năm 2016 - 2017 (cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư y tế) cho Bệnh viện Quân y 175; gói thầu cung cấp hóa chất dung dịch khử khuẩn, dụng cụ xét nghiệm và sinh phẩm xét nghiệm năm 2018-2019 cho Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Việt Á trúng gói thầu cung cấp hóa chất sinh phẩm xét nghiệm chuyên khoa và dung dịch khử khuẩn (gồm 609 danh mục) theo Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu số 5269/QĐ-BYT ngày 30/8/2018 của Bộ Y tế.
Gần đây, Việt Á còn trúng gói thầu cung cấp hóa chất vật tư tiêu hao theo máy và vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động xét nghiệm (gồm 3.296 danh mục) tại Bệnh viện Bạch Mai.
Tuy nhiên, theo dữ liệu của VietTimes, kết quả kinh doanh của Việt Á có chiều hướng đi xuống trong giai đoạn 2016 – 2019 cả về doanh thu và lợi nhuận. Riêng năm 2019, công ty này báo lỗ 3,9 tỷ đồng.
Việc tăng mạnh vốn cho Việt Á dường như là một trong những bước chuẩn bị về mặt tài chính, phục vụ cho những bước tiến mới của vị doanh nhân Phan Quốc Việt.
Được biết, ngày 9/1/2020, Việt Á đã ký kết hợp đồng với Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đầu tư nâng cấp một số cơ sở y tế theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư 28,336 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức BOT, thời gian thực hiện kéo dài 47 năm.
Ngoài Việt Á, vào tháng 11/2013, ông Phan Quốc Việt còn góp vốn thành lập CTCP Y tế Việt Á (Viet A Medical), vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng, ngành nghề chính là hoạt động các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa, trụ sở đặt tại tại số 134/3D Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Theo đó, hệ thống phòng khám Việt Á được thành lập từ 2016, với 4 cơ sở đã đi vào hoạt động và 1 cơ sở sắp khai trương tại P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM. Đây được giới thiệu là hệ thống phòng khám vệ tinh và liên kết rộng khắp cùng với quy trình "không giấy" hoàn toàn tự động theo chuẩn 4.0.
Phòng khám Lê Đình Cẩn là 1 trong 5 cơ sở thuộc hệ thống phòng khám Việt Á
Hơn thế nữa, ông Phan Quốc Việt còn là người đại diện của loạt doanh nghiệp khác như: Công ty TNHH Thế giới Đất Việt, CTCP Kỹ thuật Việt Á, CTCP Đầu tư Đức Ân, CTCP Tư vấn đầu tư Dịch vụ Tâm An, CTCP Kỹ thuật Việt Á, CTCP đầu tư Việt Á Y Dược 99.
Theo Doanh nghiệp và tiếp thị/CafeF
Bị tụt hậu từ lâu ở nước ngoài so với các đối thủ như Samsung hay Hyundai, Tập đoàn SK của Hàn Quốc đang thực hiện một số bước đi táo bạo vào Việt Nam nhằm khai thác sự giàu có của người tiêu dùng trẻ