-Thái Âm nhập cung Mão, gọi là: “Phản Bối”. Nếu có thêm cát diệu, thì ngược lại người này rất giàu có.
-Thái Âm nhập cung Mão, gọi là: “Phản Bối”. Nếu có thêm cát diệu, thì ngược lại người này rất giàu có.
- 10/9: Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- 02/09: Quốc khánh (1945)/ Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969)
- 10/09/1955: Thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- 12/09/1930: Xô Viết Nghệ Tĩnh
- 20/09/1977: Việt Nam trở thành thành viên Liên hiệp quốc
- 23/09/1945: Nam Bộ kháng chiến
- 27/09/1940: Khởi nghĩa Bắc Sơn
Tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm được xây dựng vào năm 1969, trùng tu năm 1999. Tượng Bồ tát cao 14m, đài cao 7m trọng lượng 24,6 tấn xi măng.
Ảnh 01 - 02. Tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thông báo nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên mức cao nhất - quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Như tin đã đưa, ngày 7/3, trong chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện
Bình luận về sự kiện này, giáo sư người Australia Carlyle Thayer cho rằng, việc Australia nâng cấp quan hệ với Việt Nam là bước phát triển hợp logic của mối quan hệ đã trải qua nửa thế kỷ xây dựng và phát triển và đạt đến độ tin cậy cao về chính trị, bao gồm cả việc tôn trọng hệ thống chính trị của nhau, đồng thời hai nước có sự hội tụ gần gũi hơn về quan điểm đối với các vấn đề an ninh khu vực.
Tháng 7/2023 khi thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã phát biểu rằng, ông mong muốn Việt Nam trở thành một trong những đối tác hàng đầu của Australia trong khu vực. Vì thế thỏa thuận nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện cho thấy cả hai phía đều chia sẻ mong muốn này.
Ngay từ những năm 1990, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Giờ đây, Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 7 trong số các cường quốc hàng đầu trên thế giới, gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa kỳ, Australia và những quốc gia này trở thành những đối tác hàng đầu của Việt Nam.
Những khuôn khổ đối tác chiến lược nêu trên có tác dụng nhất định trong việc bảo vệ Việt Nam trước cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Quan trọng hơn, theo GS. Carlyle Thayer, những khuôn khổ này giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế hiện đại với thu nhập tương đối cao vào năm 2040.
Ý nghĩa của khuôn khổ quan hệ đối tác mới là gắn kết hai quốc gia trong việc xử lý một loạt những thách thức chung, như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đổi mới sáng tạo thông qua chuyển đổi năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh và chuyển đổi số.
GS Carlyle Thayer cho rằng, việc Australia nâng cấp quan hệ với Việt Nam là bước phát triển hợp logic của mối quan hệ đã trải qua nửa thế kỷ xây dựng và phát triển và đạt đến độ tin cậy cao về chính trị - Ảnh: TTXVN
Theo ông Carlyle Thayer, có 3 lý do Australia nâng cấp quan hệ với Việt Nam.
Thứ nhất, Việt Nam nhất quán coi ASEAN là một tổ chức khu vực và Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong tiến trình phát triển của ASEAN. Bên cạnh đó, Việt Nam ổn định về chính trị, độc lập và có tầm nhìn chiến lược.
Thứ hai, Australia và Việt Nam là những đối tác thương mại hàng đầu của nhau và nền kinh tế của hai nước mang tính bổ sung cho nhau.
Thứ ba, hai nước có mối quan hệ giao lưu nhân dân mạnh mẽ.
Australia đã trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện của ASEAN vào năm 2021.
Tại Hội nghị đặc biệt ASEAN-Australia, các nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố Melbourne vạch ra định hướng hợp tác toàn diện giữa hai bên trong một loạt các lĩnh vực, như thương mại và đầu tư, chuyển đổi kinh tế sang nền kinh tế số, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu. Với tư cách là thành viên ASEAN, Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi từ những sáng kiến mới của Thủ tướng Anthony Albanese.
Khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Việt Nam gồm 6 lĩnh vực hợp tác lớn: Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh và tư pháp; thúc đẩy gắn kết kinh tế; xây dựng tri thức và kết nối nhân dân; tăng cường hợp tác về khí hậu, môi trường và năng lượng; hỗ trợ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; củng cố hợp tác khu vực và quốc tế.
Lĩnh vực hợp tác ưu tiên giữa hai nước gồm: Thương mại và đầu tư, công nghệ, môi trường, kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững tiểu vùng Mekong, và an ninh hàng hải. Tất cả những lĩnh vực này sẽ có thêm nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực.
Về an ninh quốc phòng, hai bên sẽ mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh hàng hải, chia sẻ thông tin và tình báo, tăng cường hợp tác hàng hải, mở rộng hợp tác an ninh mạng và công nghệ thiết yếu, gồm các sáng kiến tăng cường năng lực để xử lý các thách thức an ninh mạng. Trong lĩnh vực an ninh và tư pháp, cơ chế đối thoại sẽ được nâng lên cấp bộ trưởng.
Trước đó, trong cuộc gặp gỡ báo chí chung với Thủ tướng Phạm Minh Chính sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Australia nhấn mạnh, việc nâng cấp mối quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện sẽ đưa Australia và Việt Nam trở thành một trong những "đối tác quan trọng nhất của nhau".
Khuôn khổ đối tác mới nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước sâu rộng, thực chất, hiệu quả trên các lĩnh vực, như chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, tài nguyên, bao gồm các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, thương mại đầu tư, nông nghiệp, quốc phòng, giáo dục, đào tạo…
Mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia có thêm một số trụ cột về hợp tác chống biến đổi khí hậu, môi trường và hợp tác về năng lượng, khi cả Australia và Việt Nam đều có cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Trong khi đó, với khuôn khổ quan hệ mới này giữa hai nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát, bổ sung thành "6 điểm hơn" như sau: Tin cậy chính trị, ngoại giao cao hơn; hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bao trùm, thực chất, hiệu quả hơn: thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh mạnh mẽ hơn; hợp tác văn hoá, giáo dục đào tạo, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn diện, sâu sắc hơn; giao lưu nhân dân, kết nối giữa các thế hệ rộng mở, chân thành hơn; hiểu nhau, thông cảm và chia sẻ nhiều hơn về an ninh-quốc phòng, hướng tới hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
- Đơn vị chủ trì: Ban Tài chính quốc tế và Chính sách hội nhập
- Chủ nhiệm nhiệm vụ: CN. Nguyễn Thị Phương Thúy
- Năm giao nhiệm vụ: 2019/Mã số: 2019-35
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có mối quan hệ truyền thống lâu đời, năm 1991, hai nước bình thường hóa quan hệ và thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện vào năm 2008. Ngoài việc là đối tác kinh tế chiến lược có quan hệ mật thiết, nền kinh tế có nhiều nét tương đồng, Việt Nam và Trung Quốc còn là nước “láng giềng” có đặc thù về địa lý. Với sự hợp tác phát triển không ngừng của hai nước trong nhiều năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế - tài chính, đến nay Trung Quốc trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam với nhiều dự án đầu tư quy mô lớn.
Trong quan hệ thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đã không ngừng gia tăng. Trung Quốc đã trở thành thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 (sau Hoa Kỳ và EU) của Việt Nam, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2019 đạt 37,4 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 11 tháng năm 2019 đạt 68,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam gặp phải một số vấn đề: Tình trạng liên tục nhập siêu; cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu chưa hợp lý; Thương mại biên giới xảy ra tình trạng buôn lậu tương đối phổ biến và rất khó kiểm soát. Trong quan hệ đầu tư, vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây, cả về quy mô, thay đổi về hình thức, lĩnh vực, mở rộng về địa bàn... Không chỉ đầu tư trực tiếp vào thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp Trung Quốc còn đầu tư gián tiếp thông qua việc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, nhằm hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, đồng thời dễ dàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ mà không bị áp thuế.
Nhìn chung, không thể phủ nhận những lợi ích to lớn trong hợp kinh tế giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong nhiều năm qua, tuy nhiên cũng có nhiều vấn đề cần thận trọng xem xét. Trong giai đoạn tới, quan hệ kinh tế - tài chính giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục chịu tác động nhiều chiều từ quan hệ kinh tế quốc tế, cũng như tác động qua lại lẫn nhau, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Những chủ chương, chính sách hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước cũng cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với bối cảnh mới. Do đó, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu chính sách và giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế - tài chính giữa Việt Nam và Trung Quốc”, trên cơ sở xem xét mối quan hệ kinh tế - tài chính giữa Việt Nam và Trung Quốc; nhận diện những thách thức, hạn chế tồn tại trong quan hệ kinh tế - tài chính giữa hai nước; những tiềm năng, cơ hội hợp tác phát triển kinh tế - tài chính… từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - tài chính giữa Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới là cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn. Ngoài ra, việc thực hiện đề tài còn góp phần xây dựng Đề án Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh mới.
Đề tài nghiên cứu chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - tài chính giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới, trên cơ sở xem xét đánh giá quan hệ kinh tế - tài chính giữa Việt Nam và Trung Quốc; nhận diện những thách thức, hạn chế tồn tại trong quan hệ kinh tế - tài chính giữa Việt Nam và Trung Quốc; những tiềm năng, cơ hội hợp tác phát triển kinh tế - tài chính giữa Việt Nam và Trung Quốc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - tài chính giữa Việt Nam và Trung Quốc
Phạm vi nghiên cứu: Mối quan hệ kinh tế - tài chính giữa Việt Nam và Trung Quốc, tập trung vào quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2008 đến thời điểm hai nước thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
(1) Đề tài đưa ra được tổng quan về quan hệ kinh tế - tài chính giữa Việt Nam - Trung Quốc:
(i) Về thương mại, trong 10 tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam và Trung Quốc đạt 95,03 tỷ USD, chiếm 22,17% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. So với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc không nhiều, dao động từ 10,7% năm 2000 đến 16,95% năm 2018 và 15% trong 10 tháng đầu năm 2019
(ii) Về đầu tư, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam được bắt đầu từ cuối năm 1991. Trải qua 28 năm, kể từ dự án đầu tiên, FDI của Trung Quốc tại Việt Nam liên tục vươn lên trong vị trí xếp hạng, tăng về quy mô, thay đổi về hình thức, lĩnh vực, mở rộng về địa bàn.
(iii) Về ODA, tính chung cả giai đoạn 1993 - 2017, Trung Quốc đã tài trợ cho Việt Nam 25 chương trình, dự án ODA tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như đường sắt, xây dựng nhà máy sản xuất phân bón, điện, đào tạo nguồn nhân lực… với tổng trị giá khoảng hơn 600 triệu USD. Tuy nhiên, so với tổng nguồn vốn ODA của Việt Nam thì vốn vay ODA từ Trung Quốc chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
(2) Đánh giá mối quan hệ kinh tế - tài chính giữa Việt Nam - Trung Quốc:
(i) Về thương mại, tình trạng nhập siêu kéo dài; cơ cấu hàng hóa xuất - nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chưa hợp lý; thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc đối mặt với một số vấn đề: Tình trạng buôn lậu phức tạp; doanh nghiệp thường bị động do cơ chế chính sách phía Trung Quốc thường xuyên thay đổi.
(ii) Về đầu tư, những lợi ích mà dòng vốn FDI Trung Quốc mang lại:Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao năng lực cho người lao động ở Việt Nam; thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế của các nước trong khu vực châu Á và nền kinh tế thế giới. Mặc dù vậy, FDI của Trung Quốc cũng tồn tại những hạn chế, như: Chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện hiện có, tỷ lệ giải ngân vốn thấp, tiến độ giải ngân hay bị chậm trễ, đội vốn. Dòng vốn FDI của Trung Quốc tập trung vào những lĩnh vực như dệt may, da giầy, xơ sợi, nhiệt điện, khai thác khoáng sản... đây là những ngành có nguy cơ gây ô nhiễm cao; chất lượng nguồn vốn FDI thu hút được không đạt mục tiêu đặt ra, còn yếu kém trong chuyển giao công nghệ, gây ô nhiễm môi trường.
(iii) Về ODA, tạo nguồn vốn cho kinh tế Việt Nam, tác động tích cực đến quá trình cải cách kinh tế và tăng trưởng kinh tế; góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và hoàn thiện hệ thống pháp lý của Việt Nam, thông qua các chương trình, dự án từ Trung Quốc, Việt Nam sẽ có những cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. Mặc dù vậy, ODA từ Trung Quốc cũng đem đến những thách thức: Vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi thường đi kèm với các điều kiện ràng buộc về kỹ thuật, công nghệ, lựa chọn nhà thầu… vấn đề rủi ro do tác động bất lợi của biến động tỷ giá, điều chỉnh tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu, trên thực tế, lãi suất vay của Trung Quốc đưa ra không hề thấp.
(3) Đề tài đưa ra các khuyến nghị chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế - tài chính giữa Việt Nam và Trung Quốc:
(i) Quan hệ thương mại: Về đang dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu: Việc đa dang hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu sẽ giúp hạn chế được rủi ro trước những biến động của thị trường cũng như các yếu tố kinh tế, chính trị khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc: Danh mục hàng xuất khẩu sang Trung Quốc cần đa dạng hóa; các doanh nghiệp của Việt Nam cần quan tâm, chú trọng đến bản quyền thương hiệu sản phẩm trong nước cần được đăng ký đầy đủ. Tăng cường sử dụng hàng rào kỹ thuật thương mại: Nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu; kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu đã qua sử dụng thuộc diện cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa: Chú trọng chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập từ Trung Quốc, ban hành quy định về biện pháp kiểm dịch động và thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm quy định về kiểm tra chứng nhận, dư lượng, bao bì, ghi nhãn sản phẩm; quy định về hóa chất, phụ gia; quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường. Nâng cao kiểm soát hoạt động buôn lậu thương mại biên giới, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả qua biên giới. Các doanh nghiệp cần đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ để nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam với hàng hóa ngoại nhập trong thời kỳ đất nước hội nhập quốc tế.
(ii) Thu hút đầu tư từ Trung QuốcChủ động lựa chọn và sàng lọc các dự án FDI đủ tiêu chuẩn về công nghệ, vốn, quản lý; tăng cường thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với nhau và với các doanh nghiệp trong nước; cần xây dựng kế hoạch và quy hoạch thu hút vốn FDI theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng vùng; hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý dự án đầu tư, đảm bảo tính khoa học, thống nhất và đáp ứng yêu cầu hội nhập.
(iii) Huy động và sử dụng ODA của Trung Quốc cho Việt Nam: Chủ động trong việc quản lý và sử dụng vốn ODA, tránh việc chạy theo số lượng dòng vốn; nâng cao tính tự chủ và vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư, thực hiện tốt các khâu của quy trình triển khai thực hiện dự án; xây dựng quy trình, cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả vốn ODA Trung Quốc trong thời gian tới; tăng cường giám sát, quản lý vốn nhằm giảm thiểu tình trạng tham nhũng, thất thoát vốn;nâng cao hiệu quả giám sát và thi công công trình nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng, tránh thất thoát lãng phí và giảm thiểu tác động đến môi trường; với các dự án đã ký kết thì cần tập trung nguồn lực nhằm triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, báo cáo những vướng mắc, khó khăn để kịp thời tháo gỡ, giải quyết.