1. Yêu cầu về bằng cấp, kiến thức
1. Yêu cầu về bằng cấp, kiến thức
Kỹ sư cơ khí là những người làm việc trong ngành nghiên cứu, chế tạo máy móc và thiết bị hữu ích nhằm phục vụ cho mọi lĩnh vực: hàng không, ô tô, robot, máy móc sản xuất, vũ khí, đồ dùng gia đình,...
Đây được xem là công việc có cơ hội và triển vọng nghề nghiệp cao tại thị trường Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Bởi cơ khí có thể được ví như “xương sống” của các ngành công nghiệp. Tóm lại, kỹ sư cơ khí là lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững.
Hiện nay, kỹ sư cơ khí được đào tạo tại các trường đại học/cao đẳng thuộc các khối ngành Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ tự động, Cơ khí chế tạo,...
Nhìn chung, khi nhắc đến công việc kỹ sư cơ khí, nhiều người có lẽ chỉ mới hình dung đây là công việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các ứng dụng cho một số lĩnh vực. Còn cụ thể công việc của ngành nghề này ra sao? Cùng xem qua mô tả chi tiết các công việc dưới đây:
1. Thiết kế, thi công và lắp đặt thử nghiệm các sản phẩm cơ khí
Công việc của kỹ sư cơ khí có thể xem là cả một quá trình từ lên ý tưởng, thiết kế đến hoàn thiện sản phẩm và đưa vào sử dụng thực tế.
- Kỹ sư cơ khí là người trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế và phân tích bản vẽ kỹ thuật máy móc, thiết bị. Từ đó, các giải pháp hoàn thiện sẽ phục vụ hiệu quả nhất cho đời sống và sản xuất.
- Tiếp đó, các kỹ sư cũng cần tham gia vào quá trình gia công và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện nhằm phát hiện và kịp thời khắc phục các lỗi.
- Sản phẩm sau khi được gia công hoàn thiện, người kỹ sư sẽ tiếp tục đảm nhiệm việc lắp đặt, kiểm thử và nghiệm thu, đánh giá hiệu quả của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
2. Lắp đặt và vận hành máy móc, thiết bị cơ khí
Kỹ sư cơ khí là người chịu trách nhiệm thực hiện việc lắp đặt máy móc, thiết bị cho các nhà xưởng sản xuất hay công trình. Các kỹ sư cũng cần theo dõi và quản lý xuyên suốt quá trình vận hành của dây chuyền sản xuất. Bởi bất kỳ một sai sót nhỏ nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
3. Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí
Các máy móc, thiết bị cơ khí thường phải hoạt động liên tục với công suất lớn nhằm phục vụ hoạt động sản xuất. Chính vì thế, việc máy móc, thiết bị hư hỏng là điều rất khó tránh khỏi. Do đó, các kỹ sư cần chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động của máy móc, hệ thống điện, điện cơ của máy cơ khí,... nhằm kịp thời phát hiện và sửa lỗi.
Ngoài ra, kỹ sư cơ khí cần định kỳ thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì các máy móc, thiết bị của nhà xưởng và công trình. Công việc được thực hiện định kỳ theo kế hoạch nhằm nâng cao tuổi thọ và khả năng hoạt động của máy móc, thiết bị liên quan đến nhà xưởng, công trình.
4. Đề xuất những giải pháp cải tiến máy móc, thiết bị
Kỹ sư cơ khí là người trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu, chế tạo các máy móc, thiết bị với tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, công việc của kỹ sư còn cần đến sự chủ động trong nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải tiến. Mục đích cuối cùng là đưa ra các cải tiến tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất.
5. Một số công việc liên quan khác
Ngoài các công việc cụ thể như trên, kỹ sư cơ khí cần thực hiện thêm một số công việc liên quan khác như:
- Chủ động đề xuất những sáng kiến, ý tưởng mới liên quan đến lĩnh vực cơ khí, công nghệ.
- Chịu trách nhiệm đào tạo, nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ kỹ thuật cho đội ngũ nhân viên.
- Báo cáo tiến độ công việc định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.
- Thực hiện các công việc khác khi được phân công.
Kỹ năng, yêu cầu cho một kỹ sư cơ khí là gì? (Hình từ Internet)