Chất Lượng Lao Động Nước Ta Ngày Càng Được Nâng Lên Chủ Yếu Do

Chất Lượng Lao Động Nước Ta Ngày Càng Được Nâng Lên Chủ Yếu Do

Thị trường nhập khẩu nước ta ngày càng mở rộng chủ yếu do đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

Thị trường nhập khẩu nước ta ngày càng mở rộng chủ yếu do đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

Công ty xuất khẩu lao động và dịch vụ thương mại Biển Đông (TP Hồ Chí Minh) thông tin định hướng cho người lao động trước khi sang Nhật Bản. Ảnh: NGUYỄN TRÚC

Trong thời gian tới, cánh cửa để người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc được dự báo sẽ rộng mở hơn, với nhiều sự lựa chọn, đa dạng ngành nghề và thu nhập cao hơn. Mới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS) đợt 1 năm 2024 với số lượng dự kiến hơn 15.000 người. Các thị trường lao động khác như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Singapore cũng có nhu cầu tuyển chọn số lượng lao động lớn; trong khi đó, các nước như Australia, Đức, Canada... cũng đang thiếu hụt nhân lực có tay nghề về an sinh xã hội, điều dưỡng, nông nghiệp, xây dựng, cơ khí...

Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu

Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tại Hội thảo "Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước" mới được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hiện còn những tồn tại, hạn chế. Trong đó, một trở ngại đáng chú ý là nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa đầy đủ; chi phí đi làm việc ở nước ngoài cao; công tác quản lý, bảo hộ công dân đối với lao động Việt Nam tại các nước, vùng lãnh thổ còn nhiều bất cập; năng lực của một số tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu...

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động xuất khẩu, cần giám sát chặt chẽ công tác tuyển chọn, đào tạo lao động của các doanh nghiệp; chú trọng kết nối doanh nghiệp với các trường nghề để tuyển chọn và đào tạo nguồn lao động chất lượng. Ông Phạm Anh Thắng, Phó chánh Văn phòng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ tại TP Hồ Chí Minh cho rằng, cùng với những cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có vai trò quan trọng trong đào tạo người lao động, vì vậy, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc quy định của luật, phải có cơ sở đào tạo hoặc liên kết đào tạo theo mô hình chuẩn...

Ngoài ra, các địa phương cần lựa chọn những doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, có năng lực, uy tín trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp cần đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường. Thực tế trên đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa công tác đào tạo nghề, kỹ năng cho người lao động trước khi đưa họ đi làm việc. Bà Dương Thị Thu Cúc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế Sài Gòn (Saigon Intergco) tại TP Hồ Chí Minh cho biết: Công ty luôn ưu tiên chất lượng mà không theo số lượng, thậm chí khi nghiệp đoàn yêu cầu đi nhanh, Công ty sẽ từ chối nếu người lao động chưa được đào tạo đầy đủ. Theo đó, Công ty chú trọng làm tốt công tác đào tạo người lao động về chuyên môn, ngoại ngữ và lòng tự hào dân tộc, để từ đó người lao động có ý thức phấn đấu, rèn luyện cho bản thân và tương lai.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng thông tin, năm 2024 sẽ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị nguồn lao động; thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài...

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.

Sau khi trở về nước, trình độ ngoại ngữ, tay nghề, tác phong làm việc và nhận thức xã hội của lao động tốt hơn so với trước.

Sáng 16/3, tại Hà Nội, Viện Khoa học Lao động xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo đánh giá thực trạng lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Khảo sát của Viện Khoa học - Lao động - Xã hội tại 4 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Bình, Phú Thọ, Bắc Giang cho thấy, thu nhập của người lao động khi đi xuất khẩu thường cao hơn 5 đến 6 lần so với trước khi đi. Sau khi trở về nước, trình độ ngoại ngữ, tay nghề, tác phong làm việc và nhận thức xã hội của lao động tốt hơn so với trước.

Thứ trưởng thường trực Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa khẳng định: “30 năm qua, hơn 400.000 lao động làm việc trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 ngành nghề khác nhau. Hàng năm gửi về nước khoảng 1,8 tỷ USD góp phần tạo tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó góp phần nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận lao động đi xuất khẩu chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, đa số chưa qua đào tạo, trình độ ngôn ngữ còn hạn chế. Lao động chủ yếu làm các công việc giản đơn trong công nghiệp, xây dựng, thuyền viên, giúp việc gia đình… Người lao động chưa được tiếp cận với các kênh thông tin chính thức về tuyển dụng.

Bên cạnh đó, đa số người lao động phải vay mượn để chi trả các khoản liên quan khi chuẩn bị đi xuất khẩu lao động nhưng thủ tục vay vốn còn phức tạp, mức cho vay thấp…

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc xuất khẩu lao động, bà Hoàng Kim Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho rằng: “cần có những giải pháp tổng thể và lâu dài để nâng cao chất lượng lao động.

Ví dụ như vấn đề đào tạo ngoại ngữ, hiện nay về cơ bản, trình độ ngoại ngữ của người lao động còn rất hạn chế. Nhưng chúng ta không thể kỳ vọng trong một hai tháng mà người lao động có thể giỏi về ngoại ngữ. Nhưng để làm tốt công tác này, vấn đề giáo dục trong nhà trường cũng phải có những giải pháp tích cực hơn”.

Đây là thông tin Bộ NN&PTNT đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân tại 11 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) của trung ương diễn ra tại Hà Nội, ngày 16-3.

YBĐT - Mới đây, tại xã Đại Phác (Văn Yên), Tổng cục Dạy nghề, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND huyện Văn Yên đã tổ chức khai giảng hai lớp dạy nghề thí điểm thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

YBĐT - Để tiếp tục ứng dụng KHCN hiện đại, tiên tiến trong phát triển KT - XH năm 2011 và những năm tiếp theo, huyện Lục Yên đã đề ra các giải pháp: nâng cao công tác thông tin tuyên truyền, phổ cập kiến thức KHCN và bảo vệ môi trường...

YBĐT - Ngày 7/3/2011, tại xã Đại Phác ( Văn Yên), Tổng cục dạy nghề, sở LĐTB – XH, UBND huyện Văn Yên đã tổ chức khai giảng hai lớp dạy nghề mô hình thí điểm thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.