Hình thức chung của hoạt động triển khai Email Marketing là xây dựng một nội dung email và “chuyển phát” đi cho hàng ngàn khách hàng thông qua ngân hàng địa chỉ email. Tuy nhiên, nếu bạn là người nhận email và thừa biết rằng email đó giống hệt như hàng triệu email khác, liệu bạn có cảm thấy hứng thú để mở nó không? Để làm cho từng email trở nên hấp dẫn hơn, doanh nghiệp cần phải tạo ra nội dung phù hợp với từng người nhận, khiến họ cảm thấy email đó chứa đựng những nội dung chỉ dành riêng cho mình.
Hình thức chung của hoạt động triển khai Email Marketing là xây dựng một nội dung email và “chuyển phát” đi cho hàng ngàn khách hàng thông qua ngân hàng địa chỉ email. Tuy nhiên, nếu bạn là người nhận email và thừa biết rằng email đó giống hệt như hàng triệu email khác, liệu bạn có cảm thấy hứng thú để mở nó không? Để làm cho từng email trở nên hấp dẫn hơn, doanh nghiệp cần phải tạo ra nội dung phù hợp với từng người nhận, khiến họ cảm thấy email đó chứa đựng những nội dung chỉ dành riêng cho mình.
Có một sự thật là, không ai không muốn được nhớ đến. Lợi dụng lý lẽ hiển nhiên này, cá nhân hóa ra đời, giúp doanh nghiệp tìm được một chân lý mới giữa thị trường mà khách hàng là nhà cầm quyền.
Về bản chất, cá nhân hóa liên quan đến việc nhận diện và đáp ứng những nhu cầu và sở thích riêng biệt của từng khách hàng. Đây là một chiến lược nhằm biến những tương tác đồng loạt trên tệp khách hàng lớn thành những tương tác riêng biệt giữa thương hiệu với từng khách hàng, từ đó tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Bằng cách phân tích các dữ liệu về nhân khẩu học, lịch sử mua sắm, hoạt động trên mạng xã hội, doanh nghiệp có thể điều chỉnh để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và nội dung thật sự phù hợp với từng cá nhân.
Nghiên cứu của McKinsey cho thấy 71% người tiêu dùng mong đợi các thương hiệu mang đến những tương tác cá nhân hóa. Và hơn thế, 76% khách hàng tỏ ra thất vọng khi thiếu đi yếu tố các nhân hóa trong trải nghiệm. Kỳ vọng của khách hàng dành cho cá nhân hóa có thể phân chia thành 3 mức độ:
Chủ động và kỳ vọng: Khách hàng mong đợi rằng dịch vụ hoặc sản phẩm sẽ được cá nhân hóa dựa trên thông tin mà họ đã cung cấp trước đó như họ tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ email,… Doanh nghiệp nên tận dụng những dữ liệu này để tạo ra trải nghiệm phù hợp và có giá trị như: gọi tên riêng khi giao tiếp, lời chúc sinh nhật,…
Không chủ động nhưng kỳ vọng: Khách hàng kỳ vọng doanh nghiệp sẽ tự động cá nhân hóa sản phẩm – dịch vụ dựa trên hành vi và lịch sử hoạt động của họ. Đây là những thông tin khách hàng sẽ không chủ động cung cấp. Vì thế, doanh nghiệp cần phải sử dụng công nghệ và kỹ thuật phân tích để hiểu và dự đoán nhu cầu của khách hàng nhằm mang đến trải nghiệm phù hợp mà không cần thông tin chi tiết. Một số hình thức cá nhân hóa tiêu biểu cho cấp độ này là đề xuất sản phẩm, đề xuất nội dung, voucher cá nhân,…
Không chủ động và không kỳ vọng: đây là cấp độ kỳ vọng cao nhất và khó đáp ứng nhất. Chỉ có những thương hiệu thật sự tinh tế mới có khả năng phát hiện được các nhu cầu cực ngách mà ngay cả khách hàng còn không thể tự nhận biết. Ví dụ, thay vì ra mắt BTS mới một cách thông thường, thương hiệu có thể giới thiệu sản phẩm đến khách hàng bằng cách đề xuất ý tưởng mix-match giữa 1 trong những sản phẩm của BST mới với sản phẩm mà khách hàng đã mua trước đó.
Cá nhân hóa không chỉ giúp thu hút khách hàng và đẩy nhanh tốc độ bán hàng, mà còn xây dựng tình yêu thương hiệu (Brand Love) từ phía khách hàng. Thực tế, khách hàng sẵn sàng trả thêm chi phí để được trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ cá nhân hóa.
Nếu cảm thấy được thấu hiểu và trân trọng, khách hàng sẽ muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với thương hiệu. Khi đó, họ không tìm đến bạn chỉ vì sản phẩm vượt trội mà còn vì bạn là thương hiệu duy nhất hiểu và đối xử với họ theo cách họ mong muốn. Hơn nữa, khi khách hàng yêu thích thương hiệu, họ có xu hướng “vô tình quảng bá” thông qua việc chia sẻ trải nghiệm tích cực với bạn bè và người thân.
Giữa thị trường mà người tiêu dùng dường như bị khủng bố bởi quá nhiều lựa chọn, cá nhân hóa trở thành một yếu tố khác biệt giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn. Hầu hết những doanh nghiệp ứng dụng cá nhân hóa thành công đều có khả năng cung cấp những trải nghiệm khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh chỉ “bán” sản phẩm – dịch vụ một cách đơn thuần.
Những giá trị mà khách hàng nhận được từ cá nhân hóa tạo nên sự độc đáo và độc nhất của thương hiệu nên khó bị sao chép, đạo nhái. Đây chính là yếu tố then chốt nhất giúp doanh nghiệp củng cố vị thế vững chắc trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng.
Cá nhân hóa không chỉ là một chiến thuật tiếp thị mà là một cách tiếp cận toàn diện có thể thấm nhuần vào mọi khía cạnh từ phát triển sản phẩm đến dịch vụ khách hàng, khiến nó trở thành một trợ thủ đắc lực cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Công nghệ phát triển, như sự xuất hiện của AI, tạo ra môi trường thuận lợi để doanh nghiệp có thể đưa chiến lược cá nhân hóa vào hoạt động. Doanh nghiệp cần phải tiếp cận cá nhân hóa với tư duy lấy khách hàng làm trung tâm và đảm bảo rằng các hoạt động phải phù hợp với sở thích của khách hàng.
Xem thêm Chương trình học Thạc sĩ Kinh doanh PSO MBA để không bỏ qua những nội dung chuyên sâu liên quan đến Kiến thức quản lý, Kỹ năng lãnh đạo, Tư duy chiến lược & Ứng dụng công nghệ!
Một con cá sấu nước ngọt quý hiếm bất ngờ xuất hiện trong vườn nhà dân ở quận 12, TP.HCM. Sau khi được giao nộp, cá sấu nặng 3kg này đã được Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đưa về trạm cứu hộ ở Củ Chi để chăm sóc và điều tra nguồn gốc. Video cá sấu